Dưới đây là một số mẹo vặt khi xài điện thoại di động quan việc đưa ra cách xử lý khi máy di động bị ngấm nước, máy bị rơi, máy bị báo Enter PIN hay PUK, hoặc là máy bị lỗi khi gọi đến. 1. Máy bị ngấm nước Khi máy điện thoại di động của bạn bị rơi xuống nước hoặc bị nước thấm vào: - Bạn phải nhanh chóng tháo pin ra, không được bật nguồn lên xem thử máy có còn hoạt động hay không. - Không được cắm xạc vào máy. Vì việc lắp pin vào máy, cắm xạc hay bật nguồn trong tình trạng có nước bên trong sẽ làm quá trình điện phân xảy ra nhanh chóng phá hủy các vi mạch bằng đồng cũng như làm chết các linh kiện. Cách tốt nhất là hãy đem ngay máy đến trung tâm bảo hành hoặc sửa chữa để lau chùi và sấy, không nên tự ý tháo máy ra xem thử. 2. Máy bị rơi Khi máy bị rơi hoặc va đập mạnh sẽ gây ra tình trạng bung các mối hàn, và board mạch có thể bị vặn cong, các chấu tiếp xúc pin hay ăngten bị bung ra...Do đó, sau khi máy bị rơi có thể dẫn đến tình trạng chập chờn hoặc thường bị treo máy. Vì vậy, bạn nên đem máy tới trung tâm bảo hành, sửa chữa để các kỹ thuật viên kiểm tra. Không nên tự sửa chữa máy sẽ dẫn tới tình trạng hư hỏng nặng hơn.
3. Máy báo Enter PIN hay Enter PUK ( nhập mã PIN hay nhập mã PUK)
Khi máy trong chế độ bảo vệ SIM thì mỗi lần bật máy, bạn sẽ thấy máy yêu cầu chủ máy nhập mã PIN. Bạn hãy chắc chắn mình biết chính xác số PIN của SIM cũng như nhập cẩn thận.
Mã PIN này chỉ cho phép bạn nhập sai 3 lần. Sau 3 lần sai, máy sẽ chuyển sang chế độ bảo vệ cao hơn và sẽ yêu cầu bạn nhập mã PUK. Nếu không biết mã PUK, bạn có thể liên hệ trung tâm hỗ trợ khách hàng 145 (VMS/MobiFone) và 151 (VinaPhone). Đừng bao giờ thử cố gắng nhập mò PUK vì sau 10 lần nhập sai, SIM card của bạn sẽ bị hủy vĩnh viễn, phải mua SIM mới. Khi bị hủy, máy sẽ báo SIM blocked.
4. Máy bị lỗi khi gọi đi và gọi đến
Nếu mỗi lần gọi, máy báo không hỗ trợ, bạn nên xem lại tín hiệu sóng nếu tín hiệu đủ mạnh và SIM bạn còn gọi được hay không? Có thể gọi trung tâm hỗ trợ khách hàng 145 (VMS/MobiFone) và 151 (VinaPhone) để hỏi thông tin về SIM của mình về hướng chặn gọi đến, chặn gọi đi. Hãy kiểm tra chế độ Giấu số gọi đi. Và chuyển nó về chế độ Mặc định mạng.
Nếu máy của bạn không thể nhận được cuộc gọi, hãy gọi 145(VMS/ MobiFone) hay 151 (VinaPhone) để kiểm tra tình trạng SIM , kiểm tra tín hiệu sóng trên điện thoại. Hủy bỏ hết các giá trị Chặn. Nếu vẫn tình trạng cũ, bạn chỉ còn có nước mang cái “mô-bai” của mình đến trung tâm bảo hành.
Một số thủ thuật với chiếc điện thọai di động của bạn!
Một số thủ thuật với máy Nokia
Bài viết này cung cấp cho các bạn một số thủ thuật liên quan đến máy Nokia một cách đầy đủ và chính xác.
1. Các mã số bí mật của máy Nokia:
*efr0# (*3370#)
Kích hoạt chế độ EFR (Enhanced Full Rate codec), cho chất lượng âm thoại tốt hơn, đồng nghĩa với việc tốn pin hơn trong khi đàm thoại (thời gian đàm thoại của pin sẽ giảm từ 5% - 10%). Máy Nokia sẽ khởi động lại để chế độ này có hiệu lực.
#efr0# (#3370#)
Không dùng chế độ EFR. Phải khởi động lại.
*hrc0# (*4720#)
Kích hoạt chế độ HRC (Half Rate Codec), chất lượng âm thoại sẽ kém hơn bình thường, bù lại sẽ đỡ tốn pin hơn trong khi đàm thoại (thời gian đàm thoại của pin sẽ tăng khoảng 30%). Phải sẽ khởi động lại.
#hrc0# (#4720#)
Không dùng chế độ HRC. Phải khởi động lại.
*#0000#
Xem thông tin về phần mềm (firmware) của máy. Thông tin gồm 3 dòng.
+ Phiên bản (version).
+ Ngày sản xuất.
+ Tên của phần mềm (chẳng hạn như NHL-6 đối với máy Nokia 6800).
*#srn0# (*#7760#)
Xem số xê-ri của sản phẩm (PSN).
*#war0anty# (*#92702689#)
Xem các thông tin bảo hành của máy. Thông tin này bao gồm năm hoặc sáu menu, tùy theo từng loại máy.
+ 1 (Serial Number): Số IMEI (International Mobile station Equipment Identity) của máy.
+ 2 (Made): Ngày máy được xuất xưởng.
+ 3 (Purchasing Date): Ngày mua máy. Lưu ý: bạn có thể nhập ngày mua máy vào bằng cách chọn menu Edit, nhưng chỉ nhập vào được một lần thôi và không thể sửa được.
+ 4 (Repaired): Ngày sửa máy lần sau cùng. Thông tin này do nơi bảo hành nhập vào mỗi khi bạn mang máy đến hãng để bảo hành hoặc sửa chữa.
+ 5 (Transfer User Data): Chuyển toàn bộ các thông tin được lưu trong máy sang máy tính để lưu trữ trước khi tiến hành sửa chữa máy hoặc nạp lại phần mềm. Các máy Nokia đời mới không có menu này do có thể dùng phần mềm Nokia PC Suite (trong đĩa CD kèm theo) để sao lưu dữ liệu của máy.
+ 6 (Life Timer): Tổng số thời gian thực hiện cuộc gọi (đến và đi) của máy, được ghi dưới dạng <giờ>:<phút>. Thông tin Life Timer sẽ bằng chính thông tin All Calls’ Duration trong menu Call Register -> Call Duration, nếu bạn chưa chọn Clear Timers để xóa bộ đếm thời gian cuộc gọi kể từ lúc mua máy. Tuy nhiên, khác với thông tin All Calls’ Duration có thể xóa được nếu biết mật mã của máy (security code, mặc định khi xuất xưởng là 12345), người dùng bình thường không thể xóa được Life Timer, và đây chính là thông số để bạn có thể nhận biết máy đã được dùng nhiều hay ít. Một số máy Nokia đời cũ không có menu này.
Để thoát khỏi màn hình các thông tin bảo hành này, phải khởi động lại máy.
*#sim0clock# (*#746025625#)
Kiểm tra xem thẻ SIM (Subscriber Identity Module) của bạn có hỗ trợ tính năng clock-stop hay không. SIM clock-stop là tính năng cho phép máy di động chuyển sang chế độ chờ khi cần thiết để tiết kiệm pin. Một số loại máy Nokia không hỗ trợ mã này. *#rst0# (*#7780#) Khôi phục các cài đặt mặc định của máy khi xuất xưởng (cũng có thể truy cập chức năng này thông qua menu Settings -> Restore factory settings), đòi hỏi phải nhập mật mã của máy. *#res0wallet# (*#7370925538#) Một số máy Nokia cho phép lưu trữ các thông tin cá nhân một cách bí mật gọi là wallet, các thông tin đó được bảo vệ bằng mật khẩu riêng, gọi là wallet code. Chức năng này cho phép xóa toàn bộ các thông tin lưu trữ trong wallet cũng như wallet code mà không cần phải biết wallet code, chỉ cần biết mật mã của máy. *#opr0logo# (*#67705646#) Cho phép xóa logo của nhà cung cấp dịch vụ (operator logo) trên màn hình của máy Nokia, màn hình sẽ hiển thị tên mạng mặc định. Chức năng này chỉ làm việc với các loại máy Nokia màn hình đen trắng. Đối với máy Nokia màn hình màu, xóa logo bằng cách truy cập vào menu Settings -> Display settings -> Operator logo -> Off. *#pca0# (*#7220#) Kích hoạt chế độ PCCCH, màn hình sẽ hiển thị “PCCCH support enabled”. Máy sẽ tự khởi động lại để thay đổi này có hiệu lực. PCCCH (Packet Common Control Channel) là một khái niệm chỉ có ở các máy có tính năng GPRS, cho phép thời gian chờ ngắn hơn khi thuê bao truy cập GPRS. Tuy nhiên để dùng được tính năng này, mạng di động cũng phải hỗ trợ chế độ PCCCH. *#pcd0# (*#7230#) Không dùng chế độ PCCCH. Màn hình sẽ hiển thị “PCCCH support disabled”. Máy sẽ tự khởi động lại. xxx# Xem số thuê bao nào được lưu ở vị trí xxx trong SIM card (xxx có giá trị từ 1 đến 250 đối với các SIM card lưu được 250 số điện thoại). Chẳng hạn như để xem số thuê bao nào được lưu ở vị trí số 15 trong SIM card, ta phải nhập vào 15#. *#06# Xem số IMEI của máy. Đây là mã chuẩn của GSM nên có thể dùng cho các loại máy của các hãng khác.
Máy Samsung - Mã kiểm tra IMEI: *#06# - Mã kiểm tra phiên bản phần mềm: *#9999#. - Mã thử chế độ rung: *#9998*842#. - Mã kiểm tra thông số hoạt động của pin: *#9998 *228#. - Mã chuyển Menu về tiếng Anh: *#0001# và bấm SEND. Máy Sony - Mã kiểm tra IMEI: *#06# - Để kiểm tra phiên bản phần mềm, hãy bỏ simcard rồi bấm: *#7353273#. Máy Motorola - Mã kiểm tra IMEI: *#06# Máy Ericsson - Mã kiểm tra IMEI: *#06# - Mã kiểm tra phiên bản phần mềm: >* Khi máy bị khóa và yêu cầu nhập mã bảo vệ. Trong trường hợp này, nếu nhớ chính xác user code của mình thì nhập vào, máy sẽ hoạt động. Nếu không thay đổi user code thì bạn hãy thử nhập các số user code mặc định thường gặp. - Nokia: 12345 - Motorola: 1234 - Samsung: 1111 - Ericsson: 0000 - Siemens: 0000 Nếu không thành công có nghĩa là máy điện thoại của bạn đã bị thay đổi mã này. Bạn phải đem tới trung tâm sửa chữa bảo hành để thực hiện việc xóa, chuyển về mặc định cho bạn .
[trang chủ|Phật giáo|tin mới|Chat|plog|di động|3G Media|Wapmaster]